Thế khó của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

Trong quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan…

Tăng trưởng kinh tế chậm lại và mối đe dọa thuế quan từ Mỹ đòi hỏi sự mềm mỏng trong chính sách, nhưng lạm phát cao khiến tiền lương thực tế suy giảm lại đặt ra áp lực tăng lãi suất để kiềm chế sự leo thang của giá cả.

Dữ liệu mới nhất do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố vào tuần vừa rồi cho thấy tiền lương thực tế ở nước này trong tháng 5 giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh hơn mức giảm 2% ghi nhận trong tháng 4 và đánh dấu tháng giảm thứ 5 liên tiếp. Tiền lương thực tế giảm sút phản ánh một thực tế rằng lạm phát đang “bào mòn” thu nhập của người lao động Nhật Bản dù tiền lương danh nghĩa tăng mạnh.

TĂNG LƯƠNG KHÔNG ĐỦ BÙ TĂNG GIÁ

Trong cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân năm nay, Rengo – tổ chức công đoàn lớn nhất của Nhật với 7 triệu thành viên – đã giành được cam kết của giới chủ sử dụng lao động là tăng lương 5,25% cho năm tài khóa bắt đầu vào tháng 5/2025. Tuy nhiên, lạm phát ở Nhật đã duy trì trên mức mục tiêu 2% của BOJ trong hơn 3 năm qua, với chỉ số lạm phát cho thấy mức tăng gần đây nhất của giá cả tiêu dùng là 3,5%. Bởi vậy, tốc độ tăng lương ở Nhật không đủ để bù tốc độ tăng của giá ở nhiều thời điểm. Theo số liệu của Chính phủ Nhật, tiền lương danh nghĩa ở nước này đã tăng liên tục hàng tháng kể từ tháng 12/2021, nhưng tiền lương thực tế đã giảm trong 30/41 tháng kể từ đó tới nay.

Việc lạm phát ở Nhật Bản tiếp tục vượt mục tiêu chủ yếu do giá lương thực – thực phẩm tăng cao dai dẳng, ngoại trừ những mặt hàng thực phẩm tươi sống như rau xanh. Trong đó, phải nói đến cơn sốt giá gạo đang diễn ra ở nước này. Trong tháng 5, giá gạo ở Nhật Bản tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Hồi tháng 6, một bài viết của hãng tin Bloomberg cho biết giá thuê căn hộ ở Tokyo cũng đang tăng với tốc độ nhanh nhất trong 30 năm trở lại đây – dấu hiệu mới nhất cho thấy xu hướng lạm phát ở nước này đang ăn sâu hơn trong nền kinh tế. Bài viết dẫn số liệu từ Bộ Nội vụ Nhật Bản cho biết giá thuê nhà tại Tokyo đã tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2024 trong tháng 4 và tháng 5/2025, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994.

Trong bối cảnh đó, tiền lương thực tế – một yếu tố quyết định sức mua của các hộ gia đình ở Nhật Bản – đã giảm trong 5 tháng liên tiếp. Thước đo lạm phát mà Bộ Lao động Nhật Bản sử dụng để tính tiền lương thực tế, bao gồm giá thực phẩm tươi sống nhưng không bao gồm giá thuê nhà, tăng 4% trong tháng 5 so với cùng kỳ 2024. Tốc độ lạm phát này đã vượt xa tốc độ tăng của tiền lương danh nghĩa, tức tổng thu tiền mặt bình quân hàng tháng của người lao động ở Nhật. Trong tháng 5, tiền lương danh nghĩa ở nước này chỉ tăng 1%, đạt 300.131 yên, tương đương 2.080 USD, chậm lại đáng kể so với mức tăng 2% của tháng 4 và là mức tăng chậm nhất kể từ tháng 3/2024. Chênh lệch giữa tốc độ lạm phát và mức tăng lương danh nghĩa đã dẫn tới mức giảm 2,9% của tiền lương thực tế trong tháng 5.

Nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tiền lương danh nghĩa chậm lại là các khoản chi trả đặc biệt giảm 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các khoản chi trả này chủ yếu là tiền thưởng một lần – theo một quan chức Bộ Lao động Nhật Bản. Ngoài ra, tiền lương cơ bản tăng 2% trong tháng 5, tiền làm ngoài giờ tăng 1%, đều chậm lại so với mức tăng của tháng 4.

Từ lâu, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của BOJ đã khẳng định rằng một vòng xoáy tăng lương – tăng lạm phát, mà ở đó tiền lương cao hơn thúc đẩy giá cả tăng mạnh hơn, sẽ là điều kiện cần thiết cho việc tăng lãi suất. Nhưng ở thời điểm hiện tại, sự giảm tốc của nền kinh tế đang hạn chế dư địa để BOJ tiếp tục thắt chặt chính sách.

Quý 1 năm nay, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Nhật ghi nhận quý giảm đầu tiên trong vòng 1 năm qua, với mức giảm 0,2% so với quý trước do xuất khẩu suy giảm trong bối cảnh chiến tranh thương mại. Với một nền kinh tế có mức độ phụ thuộc lớn vào thương mại như Nhật Bản, hàng rào thuế quan mà Tổng thống Donald Trump dựng lên thực sự là một rủi ro lớn đối với tăng trưởng. Số liệu do Bộ Thương mại Nhật Bản công bố hồi giữa tháng 6 cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 5 giảm 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đảo ngược mức tăng 2% ghi nhận trong tháng 4.

Ngày 7/7, ông Trump đã gửi thư tới một loạt quốc gia, trong đó có Nhật Bản, thông báo mức thuế đối ứng có hiệu lực từ ngày 1/8. Theo đó, Nhật Bản bị áp mức thuế 25%, cao hơn 1 điểm phần trăm so với mức công bố lần đầu vào ngày 2/4. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ nay đến 1/8 vẫn là cơ hội để Nhật Bản tiếp tục đàm phán thương mại với Mỹ.

BOJ SẼ TIẾP TỤC CHỜ XEM?

Năm ngoái, BOJ đã kết thúc chương trình kích thích kinh tế khổng lồ vào năm ngoái bằng việc chấm dứt lãi suất âm và dừng chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC). Tháng 1 năm nay, cơ quan này tăng lãi suất ngắn hạn lên 0,5% với quan điểm Nhật Bản đang trên đà đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững. BOJ đã phát tín hiệu sẵn sàng tăng lãi suất thêm, nhưng hệ quả tiềm ẩn từ thuế quan của Mỹ đã buộc cơ quan này phải cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Nhật, đồng thời khó đi đến quyết định về thời điểm tiến hành đợt tăng lãi suất tiếp theo.

Một câu hỏi đang được đặt ra ở thời điểm này là liệu BOJ sẽ tăng lãi suất để khống chế lạm phát hay sẽ giữ nguyên lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế giữa sự bủa vây của thuế quan? Giới phân tích đưa ra những câu trả lời không đồng nhất về hướng đi sắp tới của BOJ.

Trong một cuộc trao đổi với hãng tin CNBC, trưởng chiến lược ngoại hối của ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation, ông Hirofumi Suzuki, nói rằng cú giảm trong tháng 5 “về cơ bản chỉ là tạm thời”, nhưng tiền lương thực tế ở Nhật đang rất khó tăng và điều này có thể đặt ra trở ngại đối với tăng trưởng kinh tế vì tiêu dùng sẽ chậm lại. Theo ông Suzuki, tốc độ tăng trưởng tiền lương thực tế chậm chạp cho thấy vòng xoáy tăng lương – tăng lạm phát không mạnh như kỳ vọng và có thể là một yếu tố khiến BOJ trì hoãn việc tăng lãi suất.

Ngược lại, chuyên gia Jesper Koll của công ty dịch vụ tại chính Monex Group có trụ sở ở Tokyo nói rằng việc lạm phát tăng nhanh hơn tiền lương sẽ càng tăng cường quyết tâm của Thống đốc BOJ Kazuo Ueda trong việc tăng lãi suất, vì lãi suất tăng sẽ giúp tăng cường sức mua cho người tiêu dùng thông qua việc làm cho đồng yên mạnh lên. Mấu chốt của vấn đề nằm ở việc 1/3 rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Nhật Bản có liên quan tới giá nhập khẩu, nên đồng yên mạnh lên sẽ làm giảm lạm phát nhập khẩu.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành Vishnu Varathan của công ty Mizuho Securities nhận định: “Lựa chọn tối ưu nhất của BOJ có thể là không làm gì vào lúc này. Việc giữ nguyên lãi suất sẽ là một cách để khẳng định khuynh hướng thắt chặt chính sách tiền tệ trong lúc vượt qua thời kỳ bất định do thuế quan”, ông Varathan nói, cho rằng có lẽ BOJ không còn dư địa để tăng thêm lãi suất trong năm nay vì lo ngại một động thái như vậy có thể khiến nhu cầu tiêu dùng trong nước suy yếu.

Số liệu công bố vào đầu tháng này chi tiêu của các hộ gia đình Nhật Bản tăng 4,7% trong tháng 5, đánh dấu tháng tăng mạnh nhất trong gần 3 năm và vượt xa mức dự báo tăng 1,2% mà giới phân tích đưa ra. Dữ liệu này mang lại một vài tia hy vọng rằng tiêu dùng ở Nhật có thể đang đi tới một giai đoạn mang tính bước ngoặt, bất chấp áp lực từ lạm phát cũng như từ khoảng cách tăng trưởng giữa tiền lương và lạm phát. Nhưng dù sao, tốc độ tăng của tiền lương vẫn đang giữ vai trò chủ chốt để duy trì đà tăng trưởng của tiêu dùng ở Nhật, và nếu tiền lương thực tiếp tục giảm, người tiêu dùng nước này khó có thể tiếp tục chi tiêu hào phóng.

“Xét tới mức độ bấp bênh lớn do chính sách thuế quan của Mỹ, BOJ đang giữ cách tiếp cận ‘chờ xem’ để theo dõi các diễn biến trong đàm phán thương mại song phương”, nhà kinh tế Ryosuke Katagi của công ty Mizuho Securities nhận xét với hãng tin Reuters. “Nhưng các số liệu mới cho thấy lạm phát ở Nhật đang tăng lên, nhất là giá hàng hóa. Nếu chỉ nhìn vào diễn biến giá cả, điều kiện phù hợp để tăng lãi suất sẽ duy trì trong suốt năm 2025”.

Trong một cuộc khảo sát của Reuters, một tỷ lệ đa số mong manh các nhà kinh tế được hỏi dự báo BOJ sẽ đợi đến đầu năm 2026 mới có đợt tăng lãi suất tiếp theo, với mức tăng 0,25 điểm phần trăm.

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Mrs.Bích Thủy

☎ Hotline (zalo) :  0904 359 559

Đăng ký www.dautuforex.vn và  www.chienluocgiaodich.com để nhận các bản tin phân tích thị trường sớm nhất

Bạn muốn tham gia đầu tư với số vốn ít

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/DjHIyKI99MEyfmSm2

Bạn muốn mở tài khoản giao dịch DEMO

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/cYFFoxgcdo0AlrbU2

Bạn muốn tham gia các khóa đào tạo đầu tư

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/QXJzZP7OpkRut6cO2

bạn muốn nhận robot giao dịch tự động

Đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/QIH523Fos1Mg1IA33

Bạn muốn đầu tư Binary Options kiếm tiền từng phút

đăng ký tại đây ➡https://goo.gl/forms/QXJzZP7OpkRut6cO2

Bạn muốn tham gia khóa đào tạo về Coin miễn phí

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/gBhJS3S3iw8kcEoN2

Bạn muốn nhận các tín hiệu giao dịch

đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/lnl6jUbdKYN89Qk32

Bạn muốn nhận bộ tài liệu và sách Forex
đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/XCulwwBnwXFHtOuF2

Bạn muốn tìm hiểu về các loại coin

Đăng ký tại đây ➡ https://goo.gl/forms/GEiTiSMvUogrZUUW2

Bạn muốn tham gia khóa học forex miễn phí hàng tuần

Đăng ký tại đây ➡ https://forms.gle/Dpdzs4YMsTgcvjTZ9

Tag : Đầu tư forexđầu tư ngoại hốicách đầu tư forexphương pháp đầu tư forexmở tài khoản giao dịch forexforex là gìđầu tư forex như thế nàokinh nghiệm đầu tư ngoại hốikinh nghiệm đầu tư forexchiến lược giao dịch forexphương pháp giao dịch forexhệ thống giao dịch forex hiệu quảkhóa học forex miễn phíhọc forex miễn phíđầu tư forex bằng robotrobot giao dịch forexrobot forexea forexChơi forexsàn forexcách chơi forexsàn forex uy tínsàn giao dịch forexcó nên chơi forexhướng dẫn chơi forexsàn forex quốc tếcách chọn sàn forex.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here