Mô hình nến Nhật là công cụ hữu ích, giúp các nhà đầu tư có thể nắm bắt được thông tin của một loại tài sản nào đó, được giao dịch trên thị trường. Loại mô hình này đặc biệt phổ biến trên thị trường ngoại hối, giúp cho nhà đầu tư có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp của mình. Cùng tham khảo ngay nội dung dưới đây để tìm hiểu về những thông tin của mô hình này nhé.
Nội dung bài viết:
- Mô hình nến Nhật là gì?
- Nguồn gốc của mô hình nến Nhật
- Đặc điểm của mô hình nến Nhật
2. Các loại nến Nhật cơ bản
- Nến tiêu chuẩn
- Nến cường lực
- Nến có râu dài ở dưới
- Nến có râu dài ở trên
- Nến do dự
3. Ý nghĩa của biểu đồ nến Nhật
4. Cấu tạo biểu đồ nến Nhật
5. Cách đọc mô hình nến Nhật
- Đặc điểm thông qua màu sắc của thân nến
- Đặc điểm dựa vào bóng nến
6. Những điểm còn hạn chế của mô hình nến Nhật
- Nhiều loại mô hình nến Nhật khiến nhà đầu tư khó lựa chọn
- Sử dụng mô hình nến Nhật không dự đoán xu hướng trong tương lai
7. Các loại nến Nhật thường gặp
- Mô hình nến Nhật dạng con xoay – Spinning Top
- Mô hình nến Nhật Marubozu
- Mô hình nến búa – Hammer
8. Ứng dụng của mô hình nến Nhật
I. Mô Hình Nến Nhật là gì?
Mô hình nến Nhật là công cụ được biểu thị dạng biểu đồ cho nhà đầu tư nắm bắt sự chuyển động về giá của một loại tài sản trên thị trường. Thông thường, mô hình này được sử dụng nhiều trên thị trường chứng khoán.
Mô hình này có tên tiếng Anh là Japanese Candlestick Pattern. Tại nước ta, các nhà đầu tư gọi mô hình nến Nhật này với những tên gọi như: nến Nhật, mô hình dạng nến, biểu đồ nến Nhật,…
Nếu xét trong thị trường chứng khoán, việc dùng loại biểu đồ này có thể giúp cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng nắm bắt được các thông tin về giá, bao gồm: giá mở phiên, giá chốt phiên, giá cao nhất hoặc giá thấp nhất trong phiên giao dịch.
Nguồn gốc của mô hình nến Nhật
Biểu đồ nến này được xuất hiện trên thị trường bởi người Nhật có tên là Munehisa Honma. Ông được biết đến là nhân vật có tầm ảnh hướng lớn trong giới thương mại. Ông tạo ra mô hình này nhằm để biểu thị giá cả. Ban đầu, ông áp dụng biểu đồ này nhằm tính toán được sự thay đổi của giá sản phẩm gạo trên thị trường, kết hợp xem xét các yếu tố có tác động đến giá.
Đặc điểm của mô hình nến Nhật
Đặc điểm chính của mô hình này là chứa hai màu sắc khác biệt với ý nghĩa riêng biệt:
- Màu xanh thể hiện cho việc giá mở phiên thấp hơn giá đóng phiên. Điều này đồng nghĩa với việc mức giá trong phiên giao dịch đó đang tăng.
- Màu đỏ thể hiện cho giá mở phiên đang cao hơn với giá đóng phiên. Điều này đồng nghĩa với việc mức giá trong phiên giao dịch đó đang giảm.
II. Các loại nến Nhật cơ bản
Để đọc được đồ thị nến thì trước tiên bạn cần hiểu và phân biệt được các loại nến cơ bản và ý nghĩa của từng loại. Có 5 loại nến cơ bản gồm: Nến tiêu chuẩn, nến cường lực, nến có râu dài ở dưới, nến có râu dài ở trên, nến do dự.
5 loại nến cơ bản trong đồ thị nến Nhật
1. Nến tiêu chuẩn
Cấu tạo: Nến tiêu chuẩn có thân dài, bóng trên và bóng dưới ngắn hơn phần thân.
Ý nghĩa: Thể hiện tiếp tục xu hướng hiện tại. Nến màu xanh là xu hướng tiếp tục tăng giá, nến màu đỏ là tiếp tục xu hướng giảm giá.
2. Nến cường lực
Cấu tạo: Nến cường lực chỉ có thân mà không có bóng nến.
Ý nghĩa: Thể hiện lực mua hoặc lực bán cực mạnh xuất hiện trên thị trường và báo hiệu sự tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.
Tín hiệu đảo chiều: Nến cường lực màu đỏ xuất hiện sau một xu hướng tăng là tín hiệu đảo chiều thành xu hướng giảm. Nếu nến cường lực màu xanh xuất hiện sau một xu hướng giảm là tín hiệu dự báo sẽ đảo chiều thành xu hướng tăng.
Tín hiệu tiếp diễn: Nếu nến cường lực màu xanh xuất hiện trong xu hướng tăng là tín hiệu hiệu tiếp diễn xu hướng tăng. Ngược lại, nến cường lực đỏ xuất hiện trong xu hướng giảm báo hiệu sẽ tiếp tục giảm.
3. Nến có râu dài ở dưới
Loại này nếu xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm được gọi là Nến Hammer. Nếu xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng giá gọi là Nến Hanging Man.
Cấu tạo: Có thân nhỏ ở trên, phần bóng dài gấp 2 – 3 lần thân nến ở dưới.
Ý nghĩa: Thể hiện giá bị bên bán kéo xuống rất sâu, sau đó lại được bên mua kéo lên lại. Loại nến này báo hiệu đảo chiều xu hướng. Nếu nến có râu dài ở dưới màu đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng báo hiệu thị trường sẽ đảo chiều giảm, ngược lại nếu trong xu hướng giảm xuất hiện nến có râu dài ở dưới màu xanh thì thị trường sẽ đảo chiều tăng.
4. Nến có râu dài ở trên
Nến này xuất hiện ở cuối xu hướng giảm thì được gọi là Nến Inverted Hammer, nếu xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng thì được gọi là Nến Shooting Star.
Cấu tạo: Nến có thân nhỏ ở dưới, phần bóng dài gấp 2 3 lần thân nến ở trên.
Ý nghĩa: Thể hiện giá bị bên mua kéo lên cao, nhưng sau đó lại bị bên bán đẩy giá xuống lại. Nến có râu dài ở trên báo hiệu đảo chiều xu hướng. Xem biểu đồ nến thấy nến râu dài ở trên màu đỏ xuất hiện trong xu hướng tăng là tín hiệu sẽ đảo chiều thành xu hướng giảm. Nếu nến xanh xuất hiện trong xu hướng giảm là báo hiệu thị trường đảo chiều tăng.
5. Nến do dự
Cấu tạo: Phần thân nhỏ hoặc gần như không có, bóng nến rất dài do giá đóng và mở cửa gần như bằng nhau.
Ý nghĩa: Cho thấy sự giằng co bất phân thắng bại giữa bên mua và bán.
III. Ý nghĩa của biểu đồ nến Nhật
Mỗi loại đồ thị nến thuật lại “câu chuyện” về cuộc đối đầu giữa thị trường bò (giá lên) và bear market (giá xuống), giữa bên mua và bên bán, giữa cung và cầu, nỗi sợ hãi và lòng tham… Vì vậy, mô hình nến được các nhà giao dịch sử dụng để theo dõi thị trường và tìm điểm giao dịch hợp lý.
Điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết các mô hình nến đều cần xác nhận dựa trên bối cảnh của các nến trước và tiếp theo sau. Nhà đầu tư cần kết hợp đọc nến Nhật với phân tích các mô hình và chỉ số khác để đạt được kết quả tốt nhất.
IV. Cấu tạo biểu đồ nến Nhật
Để biết hiểu biểu đồ nến chứng khoán và biết cách đọc nến Nhật, bạn cần nắm được cấu tạo biểu đồ nến Nhật:
1. Tổng chiều dài nến
Chiều dài nến được tính từ đáy đến đỉnh của toàn bộ cây nến, bao gồm cả thân và bóng nến. Nhìn vào chiều dài nến Nhật có thể thấy được biến động của giá trong phiên giao dịch. Nến ngắn thể hiện thị trường yên tĩnh, nến càng dài thì thị trường biến động càng lớn.
Cấu tạo của nến Nhật gồm thân nến và bóng nến (râu nến)
2. Thân nến
Thân nến là phần hình chữ nhật (màu xanh/trắng hoặc đỏ/đen). Độ dài của thân nến là sự chênh lệch giữa giá mở cửa và đóng cửa. Trên đồ thị nến Nhật, thân nến có thể có màu xanh và đỏ (một số đồ thị thay thành màu trắng và đen).
Nến xanh (hoặc trắng) – tăng giá: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, thể hiện lượng mua cao lượng bán, giá có xu hướng tăng. Thân nến dài thể hiện sức mua trên thị trường càng lớn.
Nến đỏ (hoặc đen) – giảm giá: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, cho thấy lượng bán lớn hơn lượng mua, giá có xu hướng giảm. Thân nến dài cho thấy sức bán trên thị trường lớn.
3. Bóng nến
Bóng nến (hay râu nến) là đường thẳng nhỏ nhô lên ở phía trên hoặc dưới thân nến, thể hiện cho mức giá thấp nhất và cao nhất ở trong toàn phiên ngày.
Bóng nến ở phía trên là thời điểm thị trường tăng giá, lượng mua nhiều khiến giá bị đẩy lên cao, nhưng do sức bán cũng lớn nên giá lại thấp trở lại. Bóng phía trên dài thể hiện lực bán mạnh.
Râu nến ở phía dưới là thời điểm thị trường giảm giá do sức bán quá nhiều khiến giá bị tụt xuống nhanh nhưng lực mua tăng lên khiến cho giá được kéo trở lại. Râu nến càng dài thể hiện lực mua càng mạnh.
V. Cách đọc mô hình nến Nhật
Thông qua sử dụng mô hình nến Nhật, nhà đầu tư có thể nắm bắt được mức giá biến động như thế nào trên thị trường giao dịch ở thời điểm nhất định. Thông qua điều này, nhà đầu tư có thể đưa ra những thao tác thích hợp để dễ dàng giao dịch thuận lợi.
1. Đặc điểm thông qua màu sắc của thân nến
Dự vào màu của thân nến thì nhà đầu tư có thể biết được phản ứng mua hoặc bán của các nhà đầu tư trên thị trường:
- Khi thân nến có màu xanh dài thì bên mua đang chiếm ưu thế.
- Trong trường hợp thân nến có màu đỏ dài hơn thì bên bán đang chiếm ưu thế.
- Trường hợp thân nến dài thể hiện sự căng thẳng trong quá trình mua bán.
2. Đặc điểm dựa vào bóng nến
Thông qua bóng nến thì nhà đầu tư có thể nắm được tình hình giá của phiên giao dịch có thể diễn ra. Khi quan sát bóng nến, nhà đầu tư phải hiểu rõ có hai thành phần gồm: bóng trên và bóng dưới. Thông qua đặc điểm dài, ngắn của bóng nến, nhà đầu tư có thể biết được hành động của bên mua và bên bán.
Ví dụ về một số trường hợp để nhà đầu tư có thể nắm bắt tình hình giá cả thị trường:
- Khi bóng trên dài, bóng dưới ngắn, chúng ta có thể nhận diện được bên mua mong muốn đưa giá lên cao. Tuy nhiên, với sự tác động của bên bán đã khiến cho sự tăng lên của giá bị kìm hãm. Điều này khiến cho giá đóng phiên và giá mở phiên có giá trị gần tương đương nhau.
- Nếu bóng trên ngắn và bóng dưới dài thì chúng ta có thể nhận diện được bên bán đang nắm thị trường và tác động làm cho giá bị giảm xuống. Lúc này, bên mua tác động nhằm đưa giá giảm xuống. Lúc này giá mở phiên và giá đóng phiên có giá trị gần với nhau.
Nếu nhận thấy thân nến ngắn, không có bóng nến thì có nghĩa là bên mua và bên bán đều không gây tác động giá thay đổi. Còn trong trường hợp bóng nến trên và dưới có độ dài như nhau thì chúng ta hiểu đơn giản là bên mua và bên bán tác động đến giá trên thị trường.
VI. Những điểm còn hạn chế của mô hình nến Nhật
Thông qua việc sử dụng mô hình nến Nhật, nhà đầu tư có thể dễ dàng phân tích thị trường ở thời điểm nhất định. Họ đánh giá rất cao về công dụng mà mô hình này mang lại khi phân tích giá và tình hình biến động trên thị trường.
Song song với những ưu điểm nổi trội, nhà đầu tư khi dùng mô hình nến phân tích cũng cần chú ý một số hạn chế còn tồn tại.
Nhiều loại mô hình nến Nhật khiến nhà đầu tư khó lựa chọn
Việc có quá nhiều loại mô hình khác nhau đã khiến cho các nhà đầu tư gặp khó khăn khi phân tích. Họ gần như không thể nhớ được tất cả mô hình và dấu hiệu nhận biết. Vì vậy, kết quả phân tích mà họ đưa ra không hiệu quả.
Sử dụng mô hình nến Nhật không dự đoán xu hướng trong tương lai
Có một điểm mà các nhà đầu tư nên chú ý khi sử dụng mô hình nến, đó là nó chỉ biểu thị cho sự biến động tại thời điểm nhất định. Vì vậy, nó không thể dùng để dự báo cho tình hình biến động trong tương lai.
VII. Các loại nến Nhật thường gặp
Hiện nay, nhà đầu tư có thể cập nhật và nắm bắt được nhiều loại nến Nhật khác nhau để xem xét tình hình giá thay đổi. Dưới đây là các loại mô hình phổ biến để nhà đầu tư có thể dùng để phân tích:
1. Mô hình nến Nhật dạng con xoay – Spinning Top
Khi sử dụng mô hình nến Nhật Spinning Top, nhà đầu tư có thể dựa vào những dấu hiệu để nhận diện như sau:
- Thân nến có kích thước nhỏ.
- Bóng nến trên và bóng nến dưới dài.
Nhà đầu tư có thể dễ dàng phân tích được ý nghĩa của loại mô hình nến này như sau:
- Trong trường hợp thị trường mở cửa, cả bên mua và bên bán trên mô hình Spinning Top đều đang có những hành động mong muốn có được quyền kiểm soát. Điều này có thể khiến cho cả 2 bóng nến đều dài.
- Thân nến của Spinning Top có kích thước nhỏ vì đến cuối phiên, vẫn không có bên nào nhận được ưu thế về giá của tài sản giao dịch.
Nhìn chung, Spinning Top thể hiện sự biến động của thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa bên mua và bên bán. Tuy nhiên, tình hình diễn ra cho thấy không có bên nào nhận được ưu thế nổi trội hơn.
2. Mô hình nến Nhật Marubozu
Thêm một mô hình nến Nhật được sử dụng phổ biến trên thị trường là Marubozu. Đặc điểm nhận dạng của loại mô hình này như sau:
- Kích thước của thân nến lớn.
- Không xuất hiện bóng nến.
Khi sử dụng mô hình này để phân tích, các nhà đầu tư cần nhớ một số đặc điểm phân tích như sau:
- Nếu kích thước nến Marubozu đang có xu hướng tăng, điều này thể hiện cho bên mua có sự kiểm soát đến phiên giao dịch.
- Nếu kích thước nến Marubozu có xu hướng giảm thì cho thấy được bên bán đang có sự kiểm soát đến phiên giao dịch.
3. Mô hình nến búa – Hammer
Đặc điểm nhận dạng của mô hình nến búa Hammer là:
- Phần thân nến có kích thước nhỏ.
- Phần bóng nến trên có thể ngắn hoặc không có.
- Phần bóng nến dưới dài.
Để phân tích được tình hình biến động trên thị trường, nhà đầu tư có thể căn cứ theo ý nghĩa để phân tích như sau:
- Phần nến Hammer có xu hướng tăng thì bên bán đang chiếm lợi thế. Sau đó, nếu thấy bóng nến dưới dài thì có nghĩa là bên bán đang chiếm lợi thế nhờ đẩy giá lên.
- Trong tình huống nến Hammer có xu hướng giảm thì nó đang là điểm báo hiệu có việc đảo chiều tăng trên thị trường.
Đây chỉ là ba dạng mô hình nến Nhật phổ biến, được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều loại mô hình nến khác, đòi hỏi nhà đầu tư phải nắm bắt rõ để có thể dễ dàng phân tích một cách chính xác về những tình hình biến động của thị trường.
VIII. Ứng dụng của biểu đồ nến Nhật
Đồ thị nến Nhật có nhiều ứng dụng bởi tính tức thời, trực quan và dễ sử dụng. Mô hình nến Nhật có nhiều ứng dụng như:
– Là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất.
– Giúp ích trong việc vẽ đường hỗ trợ và đường kháng cự một cách chính xác.
– Là thước đo tâm lý chính xác nhất về thị trường.
– Cho biết những tín hiệu đảo chiều của giá, những vùng tích lũy cũng như dấu hiệu cần mua vào hay bán ra.
Một số lưu ý khi sử dụng đồ thị nến Nhật:
– Không nên sử dụng riêng lẻ vì có khá nhiều tín hiệu nhiễu dẫn đến xác định xu hướng không chính xác, cần kết hợp chúng với đường xu hướng, kháng cự hỗ trợ hoặc một số chỉ báo khác.
– Cần kiên nhẫn chờ nến đóng (và nến xác nhận).
Phân tích kỹ thuật theo mô hình nến Nhật chỉ là một trong số các công cụ phân tích kỹ thuật trước khi ra quyết định giao dịch. Các nhà đầu tư nên kết hợp đọc nến Nhật với các phương pháp khác để có cái nhìn chuẩn xác về thị trường.
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG: Mrs. Bích Thủy
Hotline (Zalo) : 0904 359 559
Tham khảo thêm các tài nguyên hữu ích:
Nhận tín hiệu giao dịch miễn phí:
👉 Nhận ngay tại đây
👉 Nhận ngay tại đây
Xem phân tích thị trường mới nhất:
👉 Tham gia nhóm Telegram
Dùng thử robot giao dịch thông minh:
👉 Trải nghiệm ngay
Mở tài khoản giao dịch ngay hôm nay – Nhận Ưu Đãi Đặc Biệt
✅ Phí chênh lệch thấp
✅ Hỗ trợ nạp/rút nhanh chóng
✅ Tư vấn 1:1 từ chuyên gia
👉 Đăng ký tài khoản thật
👉 Trải nghiệm tài khoản demo
Tag : Đầu tư Forex, đầu tư ngoại hối, cách đầu tư forex, phương pháp đầu tư forex, mở tài khoản giao dịch forex, forex là gì, đầu tư forex như thế nào, kinh nghiệm đầu tư ngoại hối, kinh nghiệm đầu tư forex, chiến lược giao dịch forex, phương pháp giao dịch forex, hệ thống giao dịch forex hiệu quả, khóa học forex miễn phí, học forex miễn phí, đầu tư forex bằng robot, robot giao dịch forex, robot forex, ea forex, Chơi forex, sàn forex, cách chơi forex, sàn forex uy tín, sàn giao dịch forex, có nên chơi forex, hướng dẫn chơi forex, sàn forex quốc tế, cách chọn sàn forex.